Gmail.Com Đăng Nhập

Các phương án trên nêu trong công văn vừa được UBND TP HCM gửi Tổ công tác Chính phủ về dự án ngăn t animevietsub

【animevietsub】Ba phương án gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

Các phương án trên nêu trong công văn vừa được UBND TP HCM gửi Tổ công tác Chính phủ về dự án ngăn triều,ươngángỡvướngdựánchốngngậptỷđồanimevietsub chống ngập do Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao).

Khởi công giữa năm 2016, dự án chống ngập 10.000 tỷ mục tiêu kiểm soát ngập do triều, ứng phó biến đổi khí hậu cho 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân ven sông Sài Gòn và trung tâm TP HCM.

Hiện, công trình đã hoàn thành hơn 90% nhưng bị vướng thủ tục thanh toán cho nhà đầu tư nên đã chậm trễ 5 năm so với kế hoạch. Mới đây, Chính phủ quyết định thành lập tổ công tác do Phó thủ tướng Trần Lưu Quang làm tổ trưởng nhằm tìm cách gỡ vướng để dự án sớm về đích.

Cống ngăn triều Phú Định - một trong 6 cống ngăn triều lớn của dự án, năm 2022. Ảnh: Thanh Tùng

Cống ngăn triều Phú Định - một trong 6 cống ngăn triều lớn của dự án, năm 2022. Ảnh: Thanh Tùng

Theo đó, TP HCM sẽ uỷ thác ngân sách khoảng 1.800 tỷ đồng cho Quỹ đầu tư phát triển thành phố (HFIC) để đơn vị này cho nhà đầu tư vay. Sau khi công trình được nghiệm thu, thành phố sẽ thanh toán cho nhà đầu tư theo hợp đồng BT và các phụ lục. Nhà đầu tư sau đó thanh toán nợ với HFIC và đơn vị này hoàn lại ngân sách thành phố khoản vốn đã nhận ủy thác.

Phương án trên được đánh giá thuận lợi vì ngân sách thành phố không tạm ứng trực tiếp cho nhà đầu tư mà ủy thác để HFIC cho vay theo quy định đối với quỹ đầu tư phát triển địa phương. Điều này có cơ sở pháp lý thực hiện nên được xem là khả thi nhất.

Ngoài giải pháp nói trên, thành phố cũng đề xuất phương án thanh toán cho nhà đầu tư khối lượng đã hoàn thành bằng cả đất và tiền. Với phần giá trị trả bằng tiền, thành phố kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn ngân hàng BIDV chưa thu nợ và tiếp tục cấp vốn để nhà đầu tư hoàn thành công trình. Sau đó TP HCM và nhà đầu tư sẽ nghiệm thu, thanh toán phần còn lại theo các thỏa thuận, hợp đồng BT và các phụ lục.

Tuy nhiên, cách này khó thực hiện vì Nghị định 69 của Chính phủ không quy định thanh toán các hợp đồng BT bằng tiền theo tiến độ khối lượng hoàn thành, chỉ cho trả bằng tiền tại thời điểm công trình được quyết toán. Chưa kể việc này được Ngân hàng Nhà nước đánh giá chưa phù hợp.

Phương án còn lại, HFIC sẽ cho nhà đầu tư vay để nhà đầu tư hoàn thành công trình. Nhưng đối chiếu các quy định, HFIC cho biết dự án này chưa đáp ứng các điều kiện để thẩm định, quyết định cho vay từ nguồn vốn hoạt động của đơn vị.

Gia Minh

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap